Tin tức

Sơn Gốc Nước Và Sơn Gốc Dầu Chọn Loại nào

Sơn gốc nướcsơn gốc dầu là 2 loại sơn luôn được nhắc đến phổ biến khi ta lựa chọn sơn để mua và sử dụng cho công trình của mình. Đối với những thợ sơn chuyên nghiệp thì có lẽ không ai không biết. Nhưng đối với người mới đôi khi vẫn có những nhầm lẫn về 2 loại sơn này. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về việc phân biệt chúng hãy tìm hiểu nội dung sau đây nhé. 

Sơn gốc nước là gì?

Có nhiều công nghệ sản xuất và nhiều dòng sản phẩm sơn gốc nước khác nhau, nhưng hiểu đơn giản nhất, sơn gốc nước tức là sơn được sản xuất với dung môi là "nước". Sơn gốc nước gần như luôn có thể được pha loãng và làm sạch bằng nước. 
Cũng như các loại sơn khác, các sản phẩm sơn gốc nước có thể bao gồm epoxies, polyurethane, acrylics... Theo nguyên tắc chung, sơn gốc nước an toàn và ít mùi hơn các sản phẩm gốc dung môi – sơn gốc dầu.

 

sơn gốc nước

 

Các loại sơn gốc nước

Chất lượng của các loại sơn gốc nước đã được cải tiến lên nhiều, và hiện nay, có rất nhiều sản phẩm sơn gốc nước với mục đích sử dụng khác nhau :

Sơn gốc nước để sơn kim loại

Sơn gốc nước dùng cho kim loại thường là loại sơn phủ acrylic gốc nước, thời gian khô ngắn, khả nănng chống gỉ, ăn mòn, chống nước, muối, axit và tác động môi trường tốt nên chúng rất bền theo thời gian.

Sơn gốc nước để sơn gỗ

Trước khi sử dụng sơn gốc nước để sơn gỗ, cần sơn lót cho gỗ, để cải thiện độ bám dính giữa gỗ và lớp sơn trên cùng. Sơn gốc nước cho gỗ có độ ổn định màu rất tốt và chu kỳ bảo trì dài. Phần lớn các loại sơn gốc nước cho gỗ có chứa các chất diệt nấm, chống lại tia UV gây hại và tạo nên lá chắn rất tốt chống lại điều kiện thời tiết xấu.

Sơn chống cháy gốc nước

Hiện nay, có nhiều loại sơn chống cháy gốc nước, được sản xuất và sử dụng cho thép, gỗ, bê tông... với khả năng chống cháy lên đến 3 giờ đồng hồ.

Sơn Gốc dầu là gì 

Thông thường cấu tạo của sơn gồm có: chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, bột độn, dung môi và chất phụ gia. Trong đó yếu tố dung môi là cơ sở để phân biệt đâu là sơn gốc nước, đâu là sơn gốc dầu .Thì khác với sơn gốc nước dùng nước là dung môi thì sơn gốc dầu là loại sơn dùng các dung môi là hợp chất hóa dầu. Sơn gốc dầu có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm so với sơn gốc nước. Và chúng luôn là 2 loại sơn tồn tại và sử dụng song song.

 

Sơn gốc dầu

 

Ưu điểm của dòng sơn gốc dầu

  • Màng sơn cứng bền hơn ít bị ít trầy xước, chống bám bẩn, dễ lau chùi, bảo vệ tốt.
  • Dòng sơn gốc dầu có khả năng kháng nước rất cao, chống thấm nước, bảo vệ công trình chống ẩm, mốc tốt. 
  • Độ bóng cuả màu sơn sáng hơn, đẹp hơn so với sơn nước, tính hoàn thiện tốt hơn. 

Nhược điểm của dòng sơn nước gốc dầu:

  • Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và hiệu quả làm việc của thợ sơn nếu tiếp xúc lâu, mùi hôi khó chịu, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao, kín gió có thể gây cảm giác khó chịu, khó thở,…tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
  • Dụng cụ thi công như cọ, rolo thường có hiện tượng xơ cứng khi nhúng vào sơn gốc dầu gây tốn chi phí, công sức hơn giành cho vật liệu xây dựng, dung môi, cọ, rulo,…
  • Khả năng kháng kiềm của sơn nước gốc dầu kém hơn so với sơn gốc nước. Nếu bề mặt tường hoặc khí hậu có nồng độ pH cao thì lớp sơn thường sẽ rất nhanh chóng bị phá hủy, hư hỏng.
  • Thời gian để màng sơn đạt tới trạng thái có tính cơ lý cao nhất là khá lâu, sơn dầu thường sẽ khô sau 24h nhưng bề mặt vẫn mềm và dễ bị bong tróc. Phải sau 7 ngày thì màng sơn mới trở nên rất cứng và bám chắc.

Sơn gốc dầu cũng có nhiều loại giống như sơn nước để phục vụ cho sơn tường, bê tông, sơn kim loại, sơn epoxy cho sàn nhà,….

Phân biệt sơn gốc nước và sơn gốc dầu có quan trọng không.

Xác định được loại sơn phù hợp để thi công là một khâu quan trọng để hoàn thành công trình. Nói đến sơn gốc dầu hay sơn gốc nước là ta đang nói đến loại dung môi được sử dụng trong sơn. Sơn gốc dầu dùng dung môi hữu cơ( phổ biến là chất turpentine), Còn sơn gốc (còn gọi là acrylic) thì dung môi gần như toàn bộ là nước. 

 

Chọn loại sơn đẹp

 

  • Mùi sơn : Sơn gốc dầu được làm từ hóa dầu và thực vật, khi bay hơi có mùi nồng và hắc (mùi sơn )có thể gây đau đầu, buồn nôn và kích ứng da nếu tiếp xúc qúa nhiều hoặc quá lâu.
  • Độ an toàn : Sơn gốc nước có các dung môi chủ yếu được tạo thành từ nước, giải phóng ít VOC hơn vào không khí, và do đó được coi là an toàn hơn cho sức khỏe và môi trường.
  • Về Độ sáng: Sơn gốc dầu có độ sáng, bóng hơn  hơn gốc nước. Tuy nhiên, độ sáng này lại bị phai dần sau thời gian, không giữ được độ sáng màu lâu như sơn gốc nước.
  • Về độ bền : Sơn gốc dầu khô và cứng hơn, khả năng chống hao mòn tốt hơn. Dù vậy, vì sơn khô hơn nên không có tính linh hoạt, dễ bị nứt, giòn và bột phấn theo thời gian. Còn sơn gốc nước linh hoạt hơn, cho phép chúng mở rộng và co lại theo điều kiện thời tiết, ít bị nứt hơn.
  • Điều kiện thi công: Độ ẩm và nhiệt độ thấp hơn có thể kéo dài thời gian khô của sơn gốc nước, nhiệt độ cao hơn có thể khiến sơn khô quá nhanh. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả hoàn thiện, cũng như hiệu suất lâu dài của sơn. Sơn gốc nước khó thi công ơn trong điều kiện thời tiết môi trường bất lợi. Trong khi đó sơn gốc dầu chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, và do đó nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt không ảnh hưởng lớn đến ứng dụng, thời gian khô và hiệu suất sơn lâu dài của sơn.
  • Yêu cầu bề mặt: Sơn gốc nước có thể chịu được một lượng nhỏ độ ẩm trên bề mặt trước khi thi công, sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tạo ra một liên kết bám dính sơn trên bề mặt. Sơn gôc dầu lại không thể tạo liên kết bám dính mạnh với bề mặt nếu bề mặt ẩm. Yêu cầu làm khô nước hoặc bất cứ chất nền nào trên bề mặt trước khi thi công sơn gốc dầu.
  • Vệ sinh : Dùng sơn gốc nước có thể làm sạch dụng cục dễ dàng hơn bằng nước, trong khi sơn gốc dầu yêu cầu turps hoặc chất pha loãng đặc biệt khác mới có thể làm sạch dụng cụ sau khi thi công.

 

sơn nước dễ vệ sinh

 

Việc phân biệt và lựa chọn loại sơn phù hợp rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian thi công và cả độ bền của công trình sơn. Cùng tìm hiểu thêm về 2 loại sơn này nhé.

Hiện nay với công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sơn gốc nước cũng đang đuộc cải tiến nhanh, mạnh và sự chênh lệch của nó so với sơn gốc dầu không còn như trước, thậm chí là có khả năng vượt hơn sơn gốc dầu, trở nên phổ biến hơn, đáp ứng đa dạng hơn.
Nười thợ thi công cần biết lựa chọn và phối hợp các dòng sơn một cách tối ưu nhất để có thể mang lại hiệu quả thi công cao nhất, nhanh nhất mà tiết kiệm nhất.

Trên đây là bài viết về sơn gốc nước và sơn gốc dầu, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn và dễ lựa chọn hơn. Cám ơn bạn đã ghé qua website của Minh Thuận. Bạn có thể lựa chọn cho mình cọ sơn  hay con lăn sơn chất lượng tại minh thuận để thi công công trình thành công hơn nhé.

 

Tổng hơp : MPD từ Cosonminhthuan.vn
 

Bài viết khác
Cọ lăn sơn nước hay cọ lăn sơn dầu? Nên sử dụng loại nào là tốt nhất

Cọ lăn sơn nước hay cọ lăn sơn dầu? Nên sử dụng loại nào là tốt nhất

Cọ lăn là một công cụ quan trọng trong quá trình sơn. Tuy nhiên, khi bạn chọn cọ lăn cho dự án sơn của mình, bạn có thể...
Cách Đọc Hiểu Kích Thước Cọ Lăn Sơn Cần Phải Biết

Cách Đọc Hiểu Kích Thước Cọ Lăn Sơn Cần Phải Biết

Khi bạn muốn sơn nhà hoặc sơn một bức tranh, việc chọn cọ lăn sơn phù hợp là rất quan trọng. Để hiểu kích thước của...
Các loại cọ lăn sơn (Rulo) thông dụng hiện nay

Các loại cọ lăn sơn (Rulo) thông dụng hiện nay

Cọ lăn sơn (hay còn được gọi là rulo) là công cụ không thể thiếu trong quá trình sơn và trang trí nội thất. Chúng giúp...
Lưu ý khi sử dụng con lăn sơn nước truyền thống

Lưu ý khi sử dụng con lăn sơn nước truyền thống

Sơn nước là một trong những loại sơn phổ biến được sử dụng để tạo bề mặt trang nhã và bảo vệ các bề mặt trong...
Giá rulo lăn sơn nước cách chọn mua hiệu quả

Giá rulo lăn sơn nước cách chọn mua hiệu quả

Rulo lăn sơn nước là một công cụ quan trọng trong quá trình sơn tường hoặc sơn nội thất. Nó giúp đạt được bề mặt...
Mua công cụ sơn tuyệt vời từ Cọ Lăn Sơn Hồ Chí Minh 

Mua công cụ sơn tuyệt vời từ Cọ Lăn Sơn Hồ Chí Minh 

Khi tiến hành thực hiện một công trình xây dựng thì cọ lăn sơn là một dụng cụ không thể nào thiếu. Vậy vì sao cọ lăn...
Đang online: 2 Trong tuần: 281 Tổng truy cập: 121639
Hotline tư vấn miễn phí: 0986.440.404
Zalo